ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD HỌC KÌ 2 - KHỐI 10 NĂM 2016-2017
2017-04-15 20:32
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 10
BÀI 10. CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
1. ĐẠO ĐỨC
- Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực XH
- Con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của XH.
2. PHÂN BIỆT ĐẠO ĐỨC VỚI PL.
Đạo đức Pháp luật
- Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức do - Các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đề ra
XH đề ra.
- Mang tính tự giác - Mang tính bắt buộc
- Không thực hiện sẽ bị dư luận XH - Không thực hiện sẽ bị cưỡng chế.
lên án, lương tâm cắn rứt.
BÀI 12. CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. HÔN NHÂN
- Là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
2. CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
a. CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN VÀ TIẾN BỘ Ở NƯỚC TA:
- Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.
- Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
- Đảm bảo về mặt pháp lý tức là phải đăng ký kết hôn.
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do ly hôn.
b. CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG Ở NƯỚC TA:
- Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. Vợ chồng phải chung thuỷ, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới.
- Vợ chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt cảu đời sống gia đình.
- Tôn trọng ý kiến, danh dự, nhân phẩm của nhau và hoàn thành tốt trách nhiệm đối với gia đình tuỳ theo khả năng của mình.
BÀI 13. CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
1. CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ CỦA CĐ.
a. CỘNG ĐỒNG:
- Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt.
b. VAI TRÒ CỦA CĐ
- Chăm lo cho đời sống cá nhân.
- Đảm bảo cho mọi người có những điều kiện để phát triển.
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích với trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.
2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
a. NHÂN NGHĨA
- Là lòng thương người và đối xử với con người theo lẽ phải
BIỂU HIỆN
- Nhân ái, yêu thương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn.
- Nhường nhịn, đùm bọc, đoàn kết.
- Vị tha, cao thượng, bao dung, độ lượng.
- Biết ơn với những người đi trước, những người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ý NGHĨA
- Nhân nghĩa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
- Giúp cho con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- Làm cho cuộc sống con người thêm tốt đẹp
RÈN LUYỆN
- Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn mọi người
- Cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Kính trọng, biết ơn các anh hùng dân tộc, người có công với đất nước
BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG TỔ QUỐC
- Chăm chỉ, sang tạo trong học tập, lao động, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
- Tích cự rèn luyện đạo đức , tác phong; sống trong sang, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn XH.
- Quan tâm đến đời sống chính trị XH ở địa phương, đất nước.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương, đất nước bằng những việc làm thiết thực.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ TỔ QUỐC
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể
- Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
- Tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng , vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
………………………………………………………………………………………………………..............
“ Đề cương chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là đề thi”.